Kì thi đại học đang đến: Đọc bài này để chọn trường/ngành đúng với đam mê

Bài viết này giúp các em học sinh lớp 12 có thêm kiến thức để chọn trường và chọn ngành phù hợp trong kì thi đại học sắp tới. 

Chỉ còn vài tháng nữa là tới kì thi đại học. Đây chắc hẳn là lúc các em và gia đình đang rất lo lắng về các lựa chọn tương lai của mình?

Nên học ngành Y hay theo kinh tế? Nên học đại học hay học nghề? Nên học trường Việt Nam hay trường nước ngoài? Vô vàn câu hỏi được đặt ra.

Bài viết này sẽ chia sẻ tới các em một vài bước cơ bản giúp các em chọn trường và chọn ngành tốt hơn cho bản thân.

1. Phải hiểu về bản thân mình

a. Mình thích cái gì, mình giỏi cái gì?

Có một cách rất đơn giản để biết được xem mình thích cái gì và mình giỏi cái gì đó là các em hãy làm bài trắc nghiệm, một số bài trắng nghiệm tham khảo đó là:

Sau khi làm xong thì ghi ra giấy ít nhất 10 điều mình thích và 10 điều mình làm được.

b. Điểm của mình có tốt không?

Không phải cứ vào đại học thì mới là tốt. Trường tốt là trường phù hợp với khả năng của mình. Có những bạn học giỏi các môn ở trường thì nhắm vào đại học top đầu, những bạn thích vẽ vời, nhảy múa, ca hát thì có thể thi các trường nghệ thuật, những bạn thích làm việc với dụng cụ máy móc thì có thể thi vào trường nghề, không có sao cả.

c. Gia đình lo được cho đến đâu

Các em tự trả lời những câu hỏi dưới đây:

  • Việc chọn ngành chọn trường do em hay ba mẹ quyết định?
  • Khả năng tài chính của gia đình đến đâu?

2. Phải hiểu về các trường

Điểm yếu của các em bây giờ là chỉ biết đến các tên trường thôi mà chưa biết nhiều đến các nhóm ngành bên trong trường đó học cái gì. Các bước các em cần làm là:

a) Tìm hiểu về ngành đào tạo

Sau khi các em đã có kết quả là mình thích cái gì ở trên rồi, các em vào các trang dưới dây để tìm hiểu xem với cái mình thích đó thì học ngành nào, vào từng ngành đó đọc giới thiệu xem mình có thích không:

b) Tìm hiểu về trường

Sau khi hiểu hơn về ngành, các em tìm thông tin về các trường. Các em phải tự hỏi mình xem mình thích học gần hay xa nhà, kinh tế gia đình cho phép đến đâu, học lực cho thi được vào loại trường nào nhé.

3. Tìm hiểu về các công ty

Để biết được công việc nào ‘hot’ trong tương lai, các em nên đọc trang http://dubaonhanluchcmc.gov.vn/ thay vì nghe ‘bạn bè’ nói.

Cách thứ hai là qua đọc thông tin. Ví dụ, nếu thích ngành kinh tế tài chính thì đọc báo http://nhipcaudautu.vn/; nếu đọc mà thấy buồn ngủ thì phải xem lại là mình thích ngành này thật không hay do ai ảnh hưởng. Nếu thích ngành xã hội và thiết kế mà sợ không kiếm ra tiền thì vào trang www.vietnamworks.com và tìm hiểu xem các ngành xã hội và thiết kế ra trường sẽ làm việc ở lĩnh vực nào.

 

Trên đây là một số bước cơ bản giúp các em chọn ngành chọn nghề tốt hơn. Chúc các em thành công.

Làm sao để hết buồn ngủ vào buổi trưa?

Bài viết này chia sẻ tới bạn đọc một vài bí kíp để tỉnh táo, không gật gờ vào giờ nghỉ trưa ở trường hoặc ở văn phòng. 

Nếu bạn đi học cả ngày hoặc đi làm toàn thời gian, tình trạng chung dễ gặp đó là sau giờ ăn trưa bạn sẽ rất buồn ngủ. Nếu ở trường hay công ty có chỗ đặt lưng đánh một giấc thì tốt, nếu không thì y như rằng bạn sẽ vật vờ cả mấy tiếng đầu giờ chiều.

Vậy phải làm sao để giải quyết được vấn đề buồn ngủ trưa này?

1. Ăn đúng ăn đủ

Một số món thì làm ta tỉnh táo, một số món khác thì làm ta buồn ngủ. Ví dụ đơn giản là nếu ta ăn quá nhiều tinh bột vào buổi trưa, cơ thể sẽ sinh ra một chất gọi là ‘melatonin’, làm cho ta bồn ngủ.

Một số thức ăn sẽ làm ta buồn ngủ đấy là: thịt gà, sữa đậu này, trứng, phô mai, đậu phụ, cá. 

Tin vui là, có đồ ăn gây buồn ngủ thì cũng có đồ ăn giúp tỉnh táo. Đơn giản là ăn nhiều rau xanh và đồ ăn có chất béo tốt thì sẽ giúp ta có nhiều năng lượng hơn.

Tóm lại là hãy uống nhiều nước, hạn chế ăn tinh bột (và đường), ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thì buổi trưa sẽ ít buồn ngủ hơn.

2. Đi bộ một tí

Một trong những cách tốt nhất và dễ nhất để giải phóng cái ‘năng lượng buồn ngủ’ sau giờ trưa là đi bộ một tí. Đi bộ giúp ta kích thích tiêu họa bằng cách thư giãn tâm trí và cơ thể, đồng thời kích thích tuần hoàn máu và oxy.

Cách thực hiện: sau giờ ăn 15 phút, đứng dậy và đi bộ vòng vòng chỗ mình đang ở. Quan sát xe cộ, quan sát mọi người.

3. Ăn Socola

Các nhà khoa học nghiên cứu ra là nếu bạn ăn 40 gam socola đen mỗi ngày trong khoảng thời gian hai tuần, khả năng trao đổi chất của bạn sẽ diễn ra tốt hơn.

Thế nên nếu mỗi trưa bạn ăn thêm một thanh Socola cũng là cách để giúp ta bớt buồn ngủ hơn.

4. Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su là cách giải quyết ngắn hạn cho những bạn thấy buồn ngủ vào buổi trưa. Nhai kẹo cao su giúp ta tiêu hao bớt năng lượng, từ đấy bớt buồn ngủ hơn.

5. Tập thể dục nhẹ ở chỗ ngồi

Chắc nhiều bạn cũng biết, ngồi nhiều thì sẽ sinh ra lắm bệnh. Vậy nên cứ mỗi khi ngồi khoảng 45 phút – 1 tiếng, bạn nên dành ra 5 phút để tập một vài động tác thể dục nhẹ cho tỉnh táo hơn. Mấy cái này tập vào buổi trưa cũng giúp ta bớt buồn ngủ hơn. Ví dụ:

6. Xem một video hài hước

Nếu ta vui vẻ thì ta cũng dễ tỉnh táo hơn. Nên sau khi ăn xong bạn có thể xem một vài video vui vi trên YouTube để bắt đầu làm việc. Ví dụ:

7. Cho mắt nghỉ ngơi một tí

Nhìn nhiều vào màn hình máy tính và điện thoại thì làm cho mắt của ta bị mệt. Thế nên bạn nên tập thói quen là 10 phút một lần đảo mắt qua chỗ khác vài chục giây để cho mắt nghỉ. Trong một hai tiếng nghỉ trưa thì đừng chơi điện thoại, nên đọc sách hoặc làm gì đó khác để mắt nghỉ ngơi tốt hơn.

 

Trên đây là một số bí kíp giúp bạn tỉnh táo vào buổi trưa. Chúc bạn thực hiện thành công.

Thất bại là thường nếu khao khát thành công và 5 điều để không “thất bại” quá lâu

That-bai-la-thuong-neu-khao-khat-thanh-cong-va-5-dieu-de-khong-that-bai-qua-lau2

Nhiều người vượt qua sự thất bại một cách không mấy khó khăn nhưng có những người lại bị chìm sâu trong đó, mãi không thể bước tiếp. 5 chiến lược dưới có thể giúp bạn:

1. Đừng coi đó là việc cá nhân

Tách biệt thất bại với định nghĩa về bản thân. Bạn không làm được một việc gì đó không có nghĩa là bạn không có khả năng hay bạn có vấn đề hay bất kì một suy nghĩ tiêu cực nào đó gắn liền với bản thân, có tác dụng hủy hoại lòng tự trọng và sự tự tin của bạn.

Có một người đàn ông thất bại trong kinh doanh ở tuổi 21, thua bầu cử ở năm 22, thất bại kinh doanh năm 24, vợ chưa cưới mất năm 26, bị căng thẳng thần kinh vào năm 27, thua  ứng cử thành viên quốc hội năm 34, thua cuộc ở thượng nghị viên năm 45, thất bại khi ứng cử Phó tổng thống Hoa Kỳ vào tuổi 49 và trở thành tổng thống vào năm 52. Đó là Abraham Lincoln.

2. Học lấy bài học, sửa đổi, thích nghi

Hãy nhìn thất bại dưới góc độ một nhà phân tích – với thái độ, tò mò, hoài nghi thay vì tức giận, khó chịu, tự trách bản thân hay vật vã hối hận.

Tại sao bạn thất bại? Nếu làm khác đi thì kết quả có khác không? Thất bại này có phải là không thể đoán trước không? Sau khi trả lời hết các câu hỏi , thu thập toàn bộ dữ liệu thực tế thì tự hỏi bản thân: Bạn học được gì? Nghĩ về việc áp dụng những hiểu biết mới này vào tương lai.

3. Dừng việc ôm ấp, làm quá về thất bại của mình

Trở nên ám ảnh bởi thất bại không thay đổi kết quả được, bạn biết rõ mà.

Trên thực tế bạn cần sớm thoát ra khỏi cái bẫy cảm xúc và ru ngủ bản thân trong giai điệu lê thê, ảo não của thất bại. Hãy gom hết sức lực để tiến về phía trước, làm gì đó hoặc buộc mình chọn lấy các suy nghĩ tích cực.

4. Giải phóng bản thân khỏi sự chấp nhận từ người khác

Thường thường thì nỗi sợ thất bại bắt nguồn từ việc sợ bị người khác đánh giá và mất sự tôn trọng và tự tôn của bản thân.

Nhớ rằng đây là cuộc đời của bạn, không phải của họ.

Những gì mà người khác nghĩ là đúng với bạn không đồng nghĩa đó là sự thật về bạn, và nếu bạn quá coi trọng những lời nói đó bạn sẽ hạ thấp tỉ lệ thành công của bản thân.

5. Thử một góc nhìn mới mẻ

Cách chúng ta được nuôi dạy bởi gia đình và xã hội có thể ảnh hưởng không tích cực tới cách nhìn nhận của chúng ta khi thất bại.

Một trong những phương pháp tốt nhất bạn có thể thử là thay đổi quan niệm và niềm tin tích cực hơn.

Ví dụ, thay vì nghĩ, “nếu tôi thất bại, có nghĩa là tôi ngu ngốc, yếu đuối, thiếu khả năng và định mệnh là như vậy”, thành “nếu tôi thất bại có nghĩa là tôi đang đến gần hơn với thành công, giống như nhà khoa học Edison, tôi sẽ thông minh hơn và hiểu biết hơn bởi vì tôi có thêm một số kinh nghiệm.”

Câu nói của Michael Jordan sẽ thay cho lời kết:

Michael Jordan chia sẻ rất hay về thất bại: “Tôi đã ném trượt 9000 lần trong suốt sự nghiệp bóng rổ của mình. Tôi thua gần 300 trận đấu. Tôi được mọi người tin tưởng giao cho 26 cú ném quyết định chiến thắng nhưng tôi bỏ lỡ. Tôi đã thất bại lần này đến lần khác. Và đó là lí do tại sao tôi thành công.”

 

9 điều chỉ ambivert – người vừa hướng nội vừa hướng ngoại hiểu

9-dieu-chi-ambivert-nguoi-vua-huong-noi-vua-huong-ngoai-hieu

Bạn luôn đấu tranh xem mình là hướng nội hay hướng ngoại? Có nhiều khả năng bạn rơi vào một tính cách ở giữa hai loại tính cách này, hay còn gọi là ambivert – người vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

Nếu nghĩ tới việc ở xung quanh nhiều người – kể cả những người rất tử tế, thậm chí người yêu của bạn – cũng khiến bạn bị rút cạn năng lượng và cảm thấy mệt mỏi thì bạn là người hướng nội.

Nếu việc phải ở một mình là đáng sợ, bạn lúc nào cũng thích đám đông và nickname của bạn là kẻ- muốn- tất- cả thì bạn là người hướng ngoại.

Chúng ta đều dễ dàng nhận ra đâu là người hướng nội và hướng ngoại bởi vì họ thể hiện điều này rất hiển nhiên.

Có một loại tính cách cá nhân mà mọi người ít nghe tới, cân bằng hơn giữa hai thái cực này là người ambivert – vừa hướng nội vừa hướng ngoại.

Họ là những người có xu hướng thành công cao hơn cả hai loại tính cách trên vì có sự linh hoạt và sự ổn định cảm xúc.

Vậy làm sao biết bạn có phải là người ambivert – vừa hướng nội vừa hướng ngoại không?

Hãy kiểm tra 9 dấu hiệu dưới đây:

Bạn thoải mái trong những tình huống giao tiếp xã hội khác nhau

Ăn tối một mình thì cũng không có gì kinh khủng nhưng bạn cũng không có vấn đề gì nếu dùng bữa trong một căn phòng tập thể đông đúc. Bạn khá linh hoạt và thưởng thức cả thời gian một mình lẫn cùng mọi người.

Bạn có thể kiểm soát được tâm trạng của mình

Bạn là người có thể điều hòa được các trạng thái của bản thân cho dù các cảm xúc diễn ra. Bạn sẽ không ồn ào thể hiện bản thân như người hướng ngoại nhưng cũng không ngồi im mà gặm nhấm cơn thịnh nộ đang bùng lên. Bạn có cách của riêng mình để giải tỏa.

Trực giác

Trực giác của bạn đóng vai trò giúp bạn thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau. Bạn biết khi nào nên đứng lên và nói ý kiến của mình, khi nào đáp trả và khi nào thì không nên làm gì chỉ quan sát như một người ngoài cuộc.

Bạn là con người quảng giao nhưng cũng rất kín tiếng

Đồng nghiệp nhìn thấy một phần của bạn là người lặng lẽ và hơi thu mình. Nhưng bạn bè thì lại thấy bạn là người luôn thoải mái trong mọi hoàn cảnh nếu điều này là cần thiết.

Bạn không thể luôn ở cạnh mọi người

Bạn không thể ở một mình. Tìm kiếm điểm cân bằng lúc đầu có vẻ khó một chút. Ví dụ như ở cạnh người khác quá lâu khiến bạn có cảm giác bị rút năng lượng và cần được nghỉ ngơi, nhưng ở một mình trong một thời gian dài lại khiến bạn cảm thấy chán chường và cô đơn. Bạn cần thiết lập sự cân bằng giữa hai điều này.

Bạn biết mọi thứ nhưng lại không đi sâu và một lĩnh vực nào

Bạn thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh bởi vì bạn sẽ nằm đâu đó ở giữa mọi thứ.

Bạn nghĩ nhiều. Việc ra quyết định giống như việc hàng ngày của bạn.

Bạn dành nhiều thời gian để tự đánh giá bản thân và phân tích trước khi hỏi ý kiến của những người xung quanh. Bạn có xu hướng làm phức tạp vấn đề lên khi kiên trì phân tích và cân nhắc từng lời khuyên mà bạn nhận được từ bạn bè và gia đình.

Tất cả đều phụ thuộc vào bạn

Mọi thứ đều nằm trong tay bạn – nếu bạn hứng thú về một chủ đề nào đó bạn có thể thao thao bất tuyệt một cách nhiệt huyết nhưng nếu bạn bị buộc phải network, trao đổi những thứ phù phiếm thì bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán và muốn rút đi.

Lợi thế của người ambivert

Nhiều người tin rằng người hướng ngoại là những người bán hàng giỏi nhất nhưng đó là người ambivert, theo nghiên cứu của giáo sư Adam Grant của trường Wharton.

Nguồn: Medium

Cảm thấy bản thân còn kém cỏi? Hãy làm 3 thói quen này.

Bài viết này chia sẻ về 3 thói quen dành cho những bạn đang thấy bản thân mình kém cỏi và chưa biết làm gì. 

1. Dậy sớm lúc 4 giờ sáng

Phải nói thật dậy sớm là một việc rất là khó, đặc biệt là phải dậy vào cái lúc 4 giờ sáng. 4 giờ sáng: trời lành lạnh, không gian xung quanh yên tĩnh, chăn thì ấm, đệm thì êm, ngủ không ngủ tự nhiên dậy làm gì?

Trước khi bắt đầu thói quen dậy lúc 4 giờ sáng, mình từng tập để dậy lúc 7 giờ, 6 giờ, 5 giờ rồi mới đến 4 giờ. Thật ra dậy lúc 7 giờ với 6 giờ chả có gì khác nhau cả. Lúc đấy mặt trời đã mọc rồi, mọi thứ sáng sủa rồi, thành ra mình thấy cũng không có ‘sớm’ lắm như mình mong muốn. Thế nên mình thử dậy lúc 5 giờ, rồi sau đấy chuyển thành 4 giờ. Mấy ngày đầu dậy vào lúc 4 giờ thì mệt mỏi uể oải lắm, nhưng sau một tuần kiên trì thì tối đi ngủ mình chỉ muốn nhanh nhanh để mai dậy thôi. Làm thế nào để mình dậy được lúc 4 giờ?

Trước tiên là phải đi ngủ sớm. Để không bị uể oải thì mình thấy bản thân phải ngủ ít nhất cỡ 6 tiếng nên muộn nhất là mình cần lên giường lúc 10 giờ khuya. Sau đấy dùng ứng dụng Alarmy Pro (chọn chế độ chụp ảnh bàn chải đánh răng) để báo thức. Sáng hôm sau ngay khi báo thức kêu, mình phải lao vào nhà vệ sinh để tắt báo thức, trên đường đi vào đó thì uống một ly nước (đã rót sẵn tối qua). Khi phải chụp ảnh bàn chải đánh răng để tắt báo thức, mình nhân tiện đánh răng luôn. Một ly nước và kem đánh răng bắt đầu làm mình tỉnh tí tí rồi. Mình dành thêm 15 phút tiếp theo mở điện thoại ra, vào ứng dụng Duolingo và học tiếng Tây Ban Nha. Việc nhìn điện thoại liên tục trong 15 phút làm cho mình tỉnh ngủ hẳn luôn. Xong việc thì ra ban công nhìn ra ngoài, cảm nhận và hít thở không khí trong lành, mát mẻ mà bạn sẽ chẳng bạn giờ tận hưởng được vào ban ngày ở Hà Nội hay Sài Gòn cả. Sau đấy đi tắm nước lạnh, làm một ly trà nóng rồi chuẩn bị đi làm.

Dậy sớm vào 4 giờ tức là mình có khoảng 2 tiếng để làm bất kỳ cái gì mình thích. Nếu bạn biết sắp xếp thời gian hợp lý thì đây sẽ là khoảng thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày của bạn.

2. Quy luật 5 x 5 x 5

Quy luật này mình học được từ một bài viết trên Quora. Đây là quy luật bạn có thể áp dụng cho bản thân mỗi khi cần phải ra một quyết định nào đấy. Đại loại nó như thế này. Khi có chuyện gì đấy xảy ra, bạn hãy tự hỏi bản thân 3 câu hỏi: Chuyện này có quan trọng trong 5 phút tới không? Chuyện này có quan trọng trong 5 ngày tới không? Chuyện này có quan trọng trong 5 năm tới không? Thường rất nhiều quyết định của chúng ta dựa vào cảm xúc trong 5 phút, chúng ta quên mất đi chuyện 5 ngày, 5 năm.

Ví dụ bạn tham gia một lớp học và cô giáo mời một bạn đứng dậy nói trước cả lớp để làm mẫu. Bạn rất ngại vì nghĩ rằng ‘trong 5 phút tới lỡ mình nói sai sẽ bị cả lớp cười cho vào mặt’. Bạn đã nghĩ đến ‘5 ngày tới có ai nhớ đến lời mình nói sai nữa không?’ hay ‘5 năm nữa có ai trong lớp này còn nhớ đến mình hay nhớ đến lời mình nói sai hôm nay không?’

3. 10 phút gọi điện

Chắc bạn cũng rất yêu quý ai đó trong đời mình đúng không? Nếu bạn thực sự yêu quý người đó, mỗi ngày hãy dành ra 10 phút cho họ. Một ngày dài 24 tiếng mà chỉ cần bỏ ra có 10 phút thôi, đâu phải là nhiều. Nếu bạn đi học ở thành phố, đã bao lâu rồi bạn chưa gọi điện cho bố mẹ? Nếu bạn có ông bà, đã bao lâu rồi bạn chưa gọi điện hỏi thăm ông bà?

Có thể ban đầu bạn sẽ hơi ‘ngại’ một chút vì không biết nói gì, nhưng bạn cứ tập thử xem, dần dần bạn sẽ quen và cảm thấy trong lòng rất nhẹ nhàng và vui vẻ mỗi khi thực hiện xong một cuộc gọi.

 

5 bí kíp luyện phỏng vấn nếu bạn là người hướng nội

 

5-bi-kip-luyen-phong-van-neu-ban-la-nguoi-huong-noi2

Mỗi lần đi phỏng vấn xin việc tôi đều cảm thấy khá căng thẳng bởi vì tôi là người hướng nội. Tuy nhiên ai cũng cần có công việc nên tôi nhất định phải cố hết sức làm thật tốt.

Dưới đây là 5 kĩ thuật để vượt qua buổi phỏng vấn như một nhà vô địch:

  1. Sắp xếp công việc khoa học

Lên thời gian biểu sao cho bạn có càng nhiều thời gian riêng tư dành cho bản thân trước buổi phỏng vấn càng tốt. Người hướng nội sẽ tích trữ được năng lượng nhiều nhất khi một mình, vì thế điều này là cần thiết để bạn có được tinh thần tốt nhất cho buổi phỏng vấn.

Ví dụ bạn có lịch hẹn phỏng vấn vào lúc 4h chiều thì bạn có thể sắp xếp để làm những gì cần thiết xong trước 12h trưa như chuẩn bị quần áo, kiểm tra địa điểm cần đến, in CV…để từ 12h trở đi có thể hoàn toàn nghỉ ngơi.

  1. Chuẩn bị cho việc nói chuyện phiếm

Người hướng nội thường không thích nói chuyện phiếm, nói chuyện chẳng đâu đến đâu. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra thì bạn không thể từ chối được.

Theo tôi bạn nên chuẩn bị một vài câu hỏi trước về các chủ đề thường nhật để có thể trao đổi với nhà tuyển dụng. Đây cũng là cơ hội để bạn hỏi những câu hỏi nghiêm túc như bạn mong muốn.

Ví dụ, thay vì nhắc đến thời tiết một cách vu vơ, hỏi người phỏng vấn bạn về môn hoạt động yêu thích vào mùa hè của cô ấy là gì. Hoặc thay vì bàn qua lại chung chung về thành phố đang sống thì hỏi xem những nơi hay ho của thành phố mà cô ấy biết là ở đâu.

Và điều tối quan trọng bạn cần nhớ là mục đích cao nhất của cuộc chuyện phiếm này là xây dựng mối quan hệ thân thiết với người đang phỏng vấn bạn và làm họ thích thú với bạn. Suy cho cùng thì cũng đáng đầu tư thời gian công sức mà?

  1. Tập trung nỗ lực khi mở đầu và khi kết thúc.

Nghiên cứu đã chỉ ra 90 giây đầu tiên của buổi phóng vẩn đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định kết quả bạn có thành công hay không.

Ví dụ nếu bạn tự tin sải bước qua cánh cửa vào tới nơi các nhà tuyển dụng đang chờ, bắt tay một cách chắc chắn đi kèm với một nụ cười đầy nhiệt thành và nói: Xin chào, tôi là H. thì nhà tuyển dụng ngay lập tức sẽ đánh giá một cách vô thức bạn là một người nhiệt tình, tự tin và thân thiện.

Tương tự khi đi đến đoạn cao trào cuối bạn cũng nên tạo những dư âm tích cực. Do phỏng vấn liên tiếp nhiều ứng viên nên có thể các nhà tuyển dụng sẽ không thể nhớ được chi tiết về bạn, do đó họ thường cố gắng tóm tắt mọi cảm nhận về ứng viên ngay sau khi người đó rời khỏi phòng, vì thế những giây phút cuối hãy tỏ ra thật ấn tượng.

Ví dụ: Cười thật thoải mái và nói, Thật là thú vị khi được gặp gỡ và trò chuyện cùng anh chị ngày hôm nay, em cảm ơn rất nhiều đã cho em cơ hội này và bắt tay ( nếu cảm thấy muốn như vậy).

5-bi-kip-luyen-phong-van-neu-ban-la-nguoi-huong-noi

  1. Hòa nhịp cảm xúc

Mặc dù bạn đã rất cố gắng ở phần đầu và cuối của buổi phỏng vấn thì không có nghĩa bạn có thể quên đi phần trọng tâm.

Có một thực tế cần chấp nhận là bạn có thể biểu hiện bản thân là một người nhàm chán, xa cách, thiếu nhiệt tình ( mặc dù thực ra bạn bình tĩnh và chu đáo). Và để điều này không xảy ra bạn hãy chú ý mô phỏng lại các cử chỉ của người phỏng vấn. Cô ấy có đang như thế nào? Cố gắng đẩy các cảm xúc của bạn lên cao hơn bình thường để hưởng ứng những câu hỏi, những chia sẻ, những câu chuyện hài hước của người phỏng vấn. Cô ấy nói chuyện theo kiểu cởi mở hay lịch sự? Bạn theo đó mà điều chỉnh.

Đây là cách để hai bên có thể có được sự nhịp nhàng, ăn ý với nhau.

  1. Đề cập tới việc bạn là người hướng nội

Bạn cũng nên chia sẻ điều này nếu thuận tiện để tránh việc có thể bạn không thực sự phù hợp với môi trường công ty. ( Nghĩ sao nếu mọi việc trong công ty, từ thứ nhỏ nhất cũng phải được thảo luận và thực hiện theo nhóm. Đáng sợ phải không?)

Mà biết đâu người phỏng vấn cũng là người hướng nội nữa. Quan trọng bạn cần làm nổi bật những mặt tốt của bản thân liên quan tới công việc.

Ví dụ, là một người hướng nội nên em biết lắng nghe và giỏi quan sát. Em có thể nhận biết được những nhu cầu, khó khăn của người khác. Một khi có được đủ thông tin em sẽ biết mình phải hành động thể nào để đạt được kết quả tốt nhất.

Bạn cũng có thể nói việc bạn đã cố gắng để vượt qua thử thách khi là một người hướng nội.

Ví dụ, em có khả năng tập trung cao độ. Và em thường thích trao đổi công việc qua email và các kênh giao tiếp trực tuyến khác nhưng khi cần xây dựng các mối quan hệ đồng nghiệp thì em sẽ vui vẻ tham gia các buổi teambuilding hay các hoạt động offline khác. Hiện nay, khi làm một việc em sẽ tự hỏi xem việc này có hiệu quả hơn khi gặp trực tiếp hay không?

Với những chiến thuật bên trên, việc bạn là người hướng nội sẽ không còn khiến bạn lo lắng nữa mà thay vào đó là hỗ trợ bạn.

 

Người hướng nội và người hướng ngoại làm sao để có thể làm việc cùng nhau?

Nguoi-huong-noi-va-nguoi-huong-ngoai Lam-sao-co-the-lam-viec-cung-nhau

Những hiểu lầm giữa người hướng nội và hướng ngoại có thể bị xóa nhòa, để cùng hợp tác hiệu quả, nếu cả hai nhóm có cái nhìn thấu đáo về phong cách làm việc của nhau.

Môi trường công ty sẽ bao gồm nhiều tính cách đa dạng: cả người hướng nội và hướng ngoại. Người thích yên tĩnh, người thích ồn ào. Người không thể ở đám đông trong một thời gian dài, người không thể sống thiếu sự vui vẻ của công chúng. Người sạc năng lượng bằng cách dành thời gian một mình, người lại có được sức mạnh từ những cuộc nói chuyện, thảo luận xôm tụ.

Khi nhìn nhận lẫn nhau, người hướng nội và hướng ngoại thấy như sau:

  • Thường những người hướng ngoại cho rằng người hướng nội là không hòa đồng, kém cỏi trong giao tiếp, nhút nhát, có phần “bí ẩn” và ít đóng góp cho công việc.
  • Trong khi đó những người hướng nội lại nhìn người hướng ngoại theo kiểu là người hiếu thắng, có cái Tôi lớn, vô tâm, thô lỗ và lúc nào cũng cần sự công nhận từ bên ngoài.

Những nhận định này có thể tạo ra sự căng thẳng giữa hai nhóm và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc chung của cả đội cho nên rất cần có sự thấu hiểu lẫn nhau.

Sau đây là một số tip:

Làm sao để làm việc với người hướng nội?

Cung cấp lịch trình cụ thể

Người hướng nội thích sự có tổ chức và có chuẩn bị. Việc nắm được lịch trình của các sự kiện, dự án, buổi họp trong tuần, trong tháng…là quan trọng với họ.

Ví dụ chuẩn bị có một cuộc họp, trưởng bộ phận nên gửi chi tiết nội dung buổi họp đó cho họ để họ có thời gian chuẩn bị tinh thần, sắp xếp lại đầu óc. Họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và biết ơn sự chu đáo của bạn.

Dùng các thiết bị công nghệ để trao đổi công việc.

Bởi vì người hướng nội thích đối thoại 1-1 cho nên sẽ tốt hơn là trao đổi online để tránh tạo cho họ sự mệt mỏi không cần thiết.

Crowdsourcing – Tài nguyên đám đông hiện tại đang là một hình thức tạo điều kiện cho sự đóng góp ý tưởng từ mọi người. Đây là một cách thức rất hay và phù hợp với phong cách giao tiếp của người hướng nội.

Hãy kiên nhẫn

Khi thảo luận với một người hướng nội bạn ít khi nhận được sự phản hồi bằng lời nói. Điều này không có nghĩa họ không lắng nghe hay không có gì để nói. Đơn giản họ không có thói quen phản ứng ngay mà cần thời gian để xử lí thông tin và trả lời một cách thoải mái nhất, ví dụ bày tỏ quan điểm bằng cách gửi cho bạn một email dài dằng dặc chẳng hạn. Hãy kiên nhẫn.

Bạn sẽ có được kết quả làm việc tốt nhất từ một người hướng nội khi, thứ nhất, trao đổi với anh ấy rõ ràng điều bạn muốn và thứ hai, cho anh ấy không gian để thực hiện điều này. Một khi mục tiêu và deadline rõ ràng thì bạn không cần kè kè để nhắc nhở từng li từng tí nữa.

Khi tìm ra được giải pháp người hướng nội cũng sẽ có nhu cầu được nói và chia sẻ, tuy nhiên họ sẽ không mở lời trước mà chờ đợi, do đó người phụ trách nên chủ động tạo ra một cuộc trò chuyện follow up riêng tư thay vì bắt họ phải giải trình ý tưởng trước đông người.

Nguoi-huong-noi-va-nguoi-huong-ngoai Lam-sao-co-the-lam-viec-cung-nhau2

Làm sao để làm việc với người hướng ngoại

Cơ hội để họ nói

Đừng làm lu mờ đi ánh sáng lấp lánh của những người hướng ngoại – hỗ trợ họ khi có thể. Sắp xếp công việc và nhiệm vụ phù hợp và cho phép họ được giao lưu, kết nối với mọi người.

Tạo ra một nền tảng giao tiếp để họ chia sẻ suy nghĩ, ý kiến. Có thể bố trí một không gian trong công ty để họ có thể nói chuyện thoải mái với đồng nghiệp khi cần mà không ảnh hưởng tới những người khác.

Người quản lý cũng nên sắp xếp quỹ thời gian sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận ý kiến của họ bởi vì họ có nhu cầu nói thành lời ý tưởng của mình – đây là một cách để phát triển ý tưởng – thông qua trao đổi qua lại với người khác.

Quyết đoán

Người hướng ngoại sẽ có xu hướng độc chiếm toàn bộ cuộc đối thoại cho nên bạn phải chủ động và kiên quyết đưa ra ý kiến của mình chứ không thể  im lặng chịu trận.

Tốt nhất là trong một nhóm làm việc mọi người đều nên có cơ hội để chia sẻ suy nghĩ của mình. Thông thường người hướng ngoại sẽ hăng hái phát biểu ý kiến và không thể nhận ra việc mình đang nói quá nhiều. Người dẫn dắt buổi họp nên khéo léo giúp họ kiểm soát bản thân và điều phối buổi họp trở lại với trọng tâm chính.

Đặt câu hỏi

Một trong những đặc trưng của người hướng ngoại là suy nghĩ bằng cách nói ra và có được năng lượng bằng việc nói và tương tác với người khác. Vì vậy những gì bạn nghe từ họ có thể chỉ là một phần chứ chưa phải giải pháp trọn vẹn.

Người hướng nội lại có xu hướng lắng nghe, thu nhận thông tin và ngẫm nghĩ sau đó đưa ra những câu hỏi đơn giản để lái cuộc nói chuyện đi đúng hướng.

Đây là một việc đem lại thắng lợi cho cả hai, mỗi người làm đúng thế mạnh của mình và thu được kết quả mong muốn trong công việc.

Làm sao để quản lý một nhóm làm việc với những kiểu tính cách khác nhau?

Ở vị trí một người quản lý cần phân bổ công việc sao cho hợp lý, ví dụ không để một người nhút nhát phải thuyết trình trước cuộc họp toàn công ty, không để một người hướng ngoại phải làm một công việc quá tỉ mẩn. Hãy sắp xếp cho mỗi người một công việc phát triển được khả năng cá nhân và thích hợp với đặc điểm tính cách của họ.

Đôi khi bạn phải làm việc với một người có tính cách hoàn toàn trái ngược với mình. Tuy nhiên sau khi đọc bài này bạn sẽ thấy miễn là có sự thấu hiểu thì mọi người vẫn có thể hợp tác một cách vui vẻ và hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp

Ngay từ khi còn trẻ, bạn cần có ngay những thói quen này để thành công hơn

Bài viết này viết về 7 thói quen mà người trẻ nên có để trở thành một người thành công hơn. 

Có rất nhiều định nghĩa cho sự thành công: có người thành công là giàu có, có người thành công là nhiều bạn, có người lại thành công vì đã sống đúng với chính mình. Tuy nhiên dù định nghĩa thế nào đi chăng nữa, những người thành công vẫn có những thói quen kha khá giống nhau. Chỉ cần bạn luyện được những thói quen tương tự, bạn cũng có cơ hội được trở nên thành công giống họ.

1. Đừng để ý đến lời người khác

Mỗi người có một cuộc sống riêng và chỉ có chính mình mới hiểu rõ mình nhất.

Để trở nên thành công hơn, bạn nên bắt đầu học cách lắng nghe tiếng nói bên trong bản thân mình nhiều hơn – tập so sánh bản thân mình hiện tại với bản thân mình cách đây vài ba tháng, đừng so sánh bản thân mình với người khác.

Nếu muốn không bị ảnh hưởng bởi lời chê của người khác, hãy tập ‘tiết chế’ niềm vui khi được khen.

2. Đặt mục tiêu

Để trở thành một người thành công, bạn phải có mục tiêu rõ ràng cho đời mình.

Mục tiêu bắt đầu từ nhỏ đến to. Hôm nay bạn sẽ làm gì? Tuần này bạn sẽ hoàn thành công việc gì? Tháng này có gì bạn muốn làm được? Mục tiêu năm nay của bạn là gì.

Hãy nhớ khi đặt mục tiêu phải có đủ các yếu tố là Thời gian rõ ràng và cụ thể, Mục tiêu phải đo lường được và Mục tiêu không quá to để có thể đạt được. 

3. Đọc nhiều sách

Bill Gates tuy rất bận vẫn đọc cực nhiều sách. Elon Musk thì đọc hai quyển một ngày. Warren Buffet thì dành tới 4 – 6 tiếng mỗi ngày chỉ để đọc sách.

Nói chung để thành công, bạn nên luyện cho bản thân thói quen đọc nhiều sách lên. Một tuần phấn đấu đọc hết một quyển, một năm bạn sẽ đọc được 50 quyển.

Bài viết này sẽ giúp bạn một số phương pháp đọc nhiều sách hơn.

4. Ngủ đủ

Chúng ta cứ nghĩ rằng, muốn thành công thì phải ngủ ít đi, dành nhiều thời gian làm việc lên. Đâu có phải.

Nếu bạn ngủ ít, bạn uể oải, công việc năng suất kém đi, vậy đâu có thành công đâu nhỉ.

Vậy nên khi tuổi còn trẻ, hãy cố gắng tập một thói quen ngủ đủ, khoảng 7 – 9 tiếng mỗi ngày là đẹp.

5. Mở rộng mối quan hệ

Dù bạn có làm công việc gì đi chăng nữa, dù bạn có là hướng nội hay hướng ngoại, bạn vẫn cần phải mở rộng các mối quan hệ.

Mở rộng mối quan hệ dễ lắm, không phải là cứ cần gặp ông này ông kia đâu, bạn chỉ cần tham gia một buổi hội thảo bất kỳ, bắt tay làm quen với vài người bên cạnh mình, như thế cũng là thành công lắm rồi.

6. Đừng bao giờ bỏ cuộc

J. K. Rowling bị từ chối chục lần mới được xuất bản Harry Potter. Chủ của KFC khởi nghiệp khi hơn 60 tuổi. J. R. R. Tolkien chỉ xuất bản Chúa tể của những chiếc nhẫn ở tuổi 63.

Vậy nếu bạn mới 20 tuổi và nộp đơn tới 20 chỗ mà chưa được nhận – cũng chưa có gì ghê gớm lắm đâu. Hãy bình tĩnh ngồi lại xem mình có đang làm sai ở đâu không, viết mail đã ổn chưa, CV chỉn chu chưa sau đó sửa và nộp lại để đạt kết quả tốt hơn.

7. Viết nhật ký vào cuối ngày

Cuối mỗi ngày bạn nên dành ra 15 – 30 phút để viết lại xem hôm nay mình đã làm được gì, hôm nay mình biết ơn điều gì, ngày mai mình dự định làm gì – việc viết hết ra giấy sẽ giúp cho bạn dễ mường tượng mục tiêu của bản thân tốt hơn.

Sinh viên đi làm phục vụ bàn: Có học được gì không?

Bài viết này chia sẻ về những kĩ năng một bạn sinh viên có thể học được khi tham gia một công việc phục vụ làm thêm. 

Thời sinh viên chắc không ít bạn đã trải qua những công việc phục vụ khác nhau: từ nhân viên rạp chiếu phim cho đến nhân viên quán cafe, nhân viên quán phở và đủ mọi loại công việc khác.

Nhiều người nói rằng là sinh viên thì nên lo học hoặc đi làm văn phòng thôi, chứ mấy công việc phục vụ chân tay như thế này thì đâu có học được gì đâu. Suy nghĩ như vậy thật ra rất là nhầm, sinh viên có thể học được rất nhiều thứ từ những công việc làm thêm như thế này. Ví dụ:

1. Biết quý đồng tiền hơn

Trừ khi bạn đi làm ở một nhà hàng cao cấp nào đó, còn với đa số các công việc phục vụ khác, một bạn sinh viên chỉ nhận được mức lương tối thiểu khá thấp mà thôi. Cụ thể ở đây có thể là khoảng 15,000 đến 25,000 cho một giờ làm việc.

Khi có đồng ra đồng vào rồi thì sinh viên chúng mình cũng dần dần cố gắng để độc lập tài chính với gia đình hơn. Công việc nặng nhọc mà lương không cao mới khiến chúng ta quý trọng đồng tiền hơn, bớt phung phí chi tiêu cho những thứ không cần thiết.

2. Kiên trì

Dù hôm đó bạn mệt, bạn có chuyện buồn hay gì gì đi nữa, đã đi làm là phải vui vẻ. 4 tiếng, thậm chí 8 tiếng lúc nào bạn cũng phải niềm nở với khách – vì chỉ lơ là một chút thôi là có thể bị khách phàn này hoặc sếp kiểm điểm ngay. Những việc như thế này luyện cho chúng ta được sự kiên trì rất là nhiều.

3. Làm việc nhóm

Khi bạn phục vụ cho một quán cà phê hoặc là bán vé tại rạp chiếu phim, bạn là một mắt xích trong một dây chuyền vận hành cố nhiều vị trí khác nhau. Để công việc vận hành tốt chắc chắn bạn phải học được cách để làm việc nhóm hiệu quả với mọi người.

4. Kiên nhẫn

Với những bạn làm công việc phục vụ hoặc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, việc bị khách hàng chửi như tát nước vào mặt là chuyện rất bình thường.

Cái mà ta có thể học được ở đây là khả năng kìm chế và kiên nhẫn trong những tình huống căng thẳng như vậy. Khi rơi vào những tình huống căng thẳng, việc giảm bớt cái tôi lại để lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác và giải quyết trong hòa khí sẽ giúp cho bạn rất nhiều trong công việc sau này.

5. Biết khổ

Biết khổ khi làm việc giúp bạn trân trọng hơn những thứ cơ bản trong cuộc sống (ví dụ như sức khỏe, thời gian học hành, thời gian bên bạn bè, vân vân).

Biết khổ để sau này khi phải làm những công việc áp lực hơn bạn có thể tự an ủi bản thân mình là “Ngày xưa khổ thế còn chịu được, bây giờ có là gì đâu”.

6. Vứt bỏ cái tôi lớn

Khi đi làm ở một chỗ mới thì bạn dễ rơi vào tình trạng bị ‘ma cũ bắt nạt ma mới’. Tuy nhiên nếu nhìn vào khía cạnh tích cực thì việc này giúp bạn luyện được tính vứt bỏ cái tôi cá nhân để sống hết mình cho tập thể hơn. Đi làm phục vụ có thể bạn sẽ chiu mệt, chịu khổ và chịu nhục một chút nhưng sẽ rèn luyện được những điểu rất đang quý. Vứt bỏ cái tôi cá nhân không phải là đánh mất chính mình mà là nhận thức được rõ hơn về bản thân, biết nên bộc lộ đúng chỗ và không thể hiện bừa bãi.

Các websites cung cấp mẫu CV miễn phí: nộp đâu trúng đấy

Bài viết này chia sẻ với bạn 5 websites giúp bạn tạo CV miễn phí, từ những CV này bạn sẽ tăng rất nhiều cơ hội trúng tuyển ở các công ty lớn. 

Để vào được một công ty làm việc, bạn cần phải trải qua mấy vòng tuyển dụng. Vòng đầu tiên và có thể coi là vòng khó nhất đó chính là vòng CV.

Ở vòng CV này bạn sẽ phải cạnh tranh với 10, 100, thậm chí 1000 ứng viên khác nhau cho một vị trí, tùy thuộc vào độ ‘hot’ của vị trí bạn đang nộp.

Thật ra làm CV không có khó, nhưng vì nhiều bạn cứ thích tự thiết kế, tự vẽ vời trông rất xấu nên thành ra toàn bị loại ngay từ vòng gửi xe. Để giúp các bạn giảm thiểu việc bị loại từ vòng gửi xe cũng như tăng cơ hội cho các bạn được đi phỏng vấn nhiều hơn, hôm nay mình chia sẻ tới các bạn 5 websites giúp bạn có thể tự tạo cho bản thân những mẫu CV hoàn toàn miễn phí.

https://www.visualcv.com/

visual-cv.png

Những mẫu CV ở trang này rất là đẹp, nếu ai không biết thì cứ tưởng được làm bằng Photoshop vậy. Những mẫu này rất hợp cho các bạn định nộp hồ sơ vào các nhóm ngành sáng tạo mà khả năng thiết kế cho được siêu cho lắm.

https://www.topcv.vn/

topcv.png

Đây là một trang mẫu CV của Việt Nam cũng rất có tiếng trong cộng đồng rồi. Các mẫu CV ở đây cũng rất đẹp, bạn có thể chọn một mẫu sau đó điền thông tin và xuất ra file PDF là xong, không cần phải biết thiết kế gì hết mà vẫn có CV đẹp.

https://cvmkr.com/

mau-cv.png

Các mẫu CV ở trang này thì không sáng tạo như những trang trên nhưng được cái là rất chuyên nghiệp. Đôi khi viết CV không cần phải sáng tạo quá đâu, cứ chuyên nghiệp là nhà tuyển dụng đã thích rồi.

https://www.canva.com/create/resumes/

mau-cv-canva.png

Canva là một trang thiết kế dành cho dân nghiệp dư và nó có một phần dành riêng cho các bạn thích thiết kế CV cho mình đẹp hơn. Trang này cũng rất hợp cho các bạn đang muốn nộp cho những lĩnh vực sáng tạo như truyền thông, quảng cáo.

https://www.resume.com/

resume-mau-cvn.png

Trang này là sự kết hợp hoàn hảo của những trang ở trên, vừa có cơ bản chuyên nghiệp mà lại vừa có sáng tạo ngầu. Và nó cũng rất là dễ dùng nữa, bạn chỉ cần vào chọn một mẫu rồi thiết kế là xong.

 

Nếu bạn muốn đọc thêm về tìm việc có thể tham khảo bài viết này.